Hướng dẫn tăng trưởng doanh thu cho gian hàng online

  • Thương mại điện tử di động 2.0
  • Hỗ trợ khách hàng trực tiếp
  • Cho khách hàng lý do để quay trở lại
    • Chương trình khách hàng thân thiết là lý do khiến khách hàng quay trở lại
    • Các chương trình khách hàng thân thiết thúc đẩy niềm tin, không chỉ là sản phẩm
  • Tận dụng đối tượng khán giả
    • Tạo mối quan hệ cộng sinh
    • Gia tăng khách hàng tiềm năng
  • Đưa ra những trải nghiệm
    • 1, Gói hàng
    • 2, Tạo mùi hương khác biệt
    • 3, Đừng quên “thư cảm ơn”
  • Khảo sát
    • 1, Đơn giản và trực tiếp
    • 2, Ngắn gọn, cụ thể và súc tích
    • 3, Đưa ra nhiều lựa chọn
  • Tùy chọn trả góp thông minh
  • Chính sách vận chuyển
  • Hoàn trả dễ dàng
    • Tự động hóa quy trình
    • Khách hàng phải biết về chính sách hoàn trả
    • Thời gian hoàn trả
  • Giữ chân khách hàng
  • Kết luận

Khi bạn mở ra một cửa hàng online, chắc chắn điều bạn muốn nhất là gia tăng doanh số càng nhiều càng tốt. Kể cả khi shop online đã hoạt động ổn định cũng có thể gặp nhiều khó khăn, khó bứt phá doanh thu và tăng trưởng lượng đơn hàng. Vậy làm thế nào để đạt được điều này?

Trong bối cảnh người bán trực tuyến ngày càng nhiều, nếu bạn không chủ động tìm những cách marketing mới giúp tăng trưởng doanh thu thì tỷ lệ mất khách và sụt giảm doanh số là rất cao. Chính vì vậy, người bán hàng cần phải biết cách nắm bắt và tìm hướng phát triển phù hợp. Bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra những hướng dẫn giúp nhà bán hàng có thể áp dụng trong việc kinh doanh, giúp tăng trưởng doanh thu cho gian hàng online.

Sau bài viết bạn sẽ nắm được:

  • Chiến lược marketing mới nhất được các thương hiệu bán lẻ lớn nhất trên thế giới thử nghiệm và áp dụng.
  • Thông tin chi tiết về thương mại điện tử dựa trên số liệu thống kê.
  • Các công cụ phù hợp để bắt đầu kinh doanh.

Xem thêm >>> Bí quyết tiếp cận hàng ngàn khách hàng với chi phí 0 đồng

 

Thương mại điện tử di động 2.0

Thương mại điện tử di động 1.0 là thời kỳ mà tất cả các trang web thương mại điện tử được tối ưu hóa cho thiết bị di động.

Thương mại điện tử 2.0 là tất cả về việc sở hữu một ứng dụng di động gốc, một điều bắt buộc phải có vào năm 2020.

Những quốc gia như Ấn Độ, US, Hàn Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong việc sử dụng ứng dụng dụng mua sắm từ năm 2016 đến năm 2018. (Nguồn: AppAnnie)

Rất nhiều dẫn chứng đã chỉ ra rằng, thương mại điện tử trên thiết bị di động đang và sẽ hoạt động vô cùng sôi nổi trong tương lai.

40% lượt tìm kiếm sản phẩm để mua sắm đến từ smartphone” – Nguồn Google.

Điện thoại di động được dự đoán sẽ chiếm gần 75% trên tổng số giao dịch thương mại điện tử vào năm 2021” – AppAnnie.

Các ứng dụng di động có tỷ lệ tương tác cao hơn so với các trang web được tối ưu hóa cho thiết bị di động hoặc các trang web trên máy tính, tỷ lệ chuyển đổi cao hơn 100% – 300% – Clevertap

Thời đại ngày nay khi mà trước khi đi ngủ hay sau khi thức giấc, con người phải cầm vào chiếc smartphone đầu tiên. Khi mua sắm online, khách hàng đều muốn những giải pháp nhanh chóng, thân thiện và được tối ưu nhất. Đây chính là nguyên nhân khiến các ứng dụng mua sắm trên điện thoại trở thành một “hiện tượng”.

Nói đến mua sắm, khả năng của con người là không giới hạn khi họ có thể tìm kiếm cả trăm sản phẩm, thêm vào giỏ hàng và chỉ với một cú click là hoàn tất việc thanh toán trong nháy mắt. Ứng dụng di động cho kinh doanh thương mại điện tử đã hoàn toàn thay đổi và giúp việc mua sắm online trở nên vô cùng thuận tiện.

Có đến 89% người dùng đang sử dụng những ứng dụng của nhà bán lẻ trên thiết bị di động thay vì sử dụng giao diện website trên điện thoại. – Nguồn SingleGrain

Trong 2019, việc tạo ra một ứng dụng di động không còn là điều khó khăn hay bất khả thi đối với các nhà bán lẻ nữa. Thậm chí, có những ứng dụng của bên thứ 3 có thể làm điều này cho bạn.

 

Hỗ trợ khách hàng trực tiếp

Vì sao lại nói việc hỗ trợ khách hàng trực tiếp đem lại hiệu quả và mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt khi mua sắm?

  • Xây dựng niềm tin: Khi khách hàng được trải nghiệm một dịch vụ tốt, được chăm sóc chu đáo thì chắc chắn họ sẽ quay lại và giới thiệu cho bạn bè.
  • Gia tăng doanh số bán hàng: Theo Hiệp hội tiếp thị Hoa Kỳ, các doanh nghiệp B2B sử dụng phương thức hỗ trợ khách hàng trực tiếp sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi tới 20%.

Xem thêm >>> Bí quyết tiếp cận hàng ngàn khách hàng với chi phí 0 đồng

Nếu khách hàng có những câu hỏi về sản phẩm cụ thể, họ sẽ nhận được câu trả lời chỉ trong vài phút, từ đó họ không có thời gian để cân nhắc việc có nên đưa ra quyết định mua hay không.

Tips: Bạn có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ live chat như IntercomZendesk hoặc Gorgias để tiết kiệm chi phí về nguồn nhân lực mà vẫn đáp ứng đủ tiêu chí chăm sóc khách hàng.

 

Cho khách hàng lý do để quay trở lại

Các chương trình khách hàng thân thiết sẽ thúc đẩy khách hàng mua sắm nhiều lần vì họ có lý do để quay lại.

Ví dụ: Mua sản phẩm lần đầu sẽ giảm 5% cho những lần mua sau. 5% tuy là con số không nhiều nhưng tâm lý người mua hàng sẽ muốn được hưởng càng nhiều ưu đãi càng tốt.

Với việc sử dụng các chương trình khách hàng thiết dựa trên dữ liệu, các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động việc giữ chân khách hàng và gia tăng doanh số.

 

Chương trình khách hàng thân thiết là lý do khiến khách hàng quay trở lại

Một ví dụ nữa là Sephora Beauty Insider, họ tự hào có hơn 17 triệu khách hàng trung thành, những người này chiếm hơn 80% doanh thu hàng năm của Sephora.

Chương trình của họ sử dụng hệ thống điểm và thưởng truyền thống cho khách hàng, tất cả những ưu đãi này đều có thể được sử dụng sau khi khách mua hàng.

66% khách hàng nói rằng khả năng nhận thưởng thực sự ảnh hưởng đến cách họ chi tiêu. Sau cùng, đa số khách hàng quan tâm đến chất lượng sản phẩm hơn là về giá thành sản phẩm.

Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng lên 5% giúp tăng lợi nhuận từ 25% đến 95%.

Khách hàng đã từng phát sinh đơn hàng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn 67% so với khách hàng mới.

Nguồn: Bain & Company, INC

 

Các chương trình khách hàng thân thiết thúc đẩy niềm tin, không chỉ là sản phẩm

Bạn không nên cho ra một chương trình tri ân khách hàng thân thiết chỉ để bán được hàng, bạn đưa ra những chương trình, chính sách vì bạn thực sự hiểu giá trị khách hàng và giá trị của chính mình. Nếu hai bên biết và tận dụng được giá trị của đối phương thì sự tác động sẽ rất lớn, sau cùng khách hàng vẫn trung thành với thương hiệu của bạn.

Xem thêm >>> Bí quyết tiếp cận hàng ngàn khách hàng với chi phí 0 đồng

CeB đã chỉ ra rằng khách hàng trung thành với niềm tin bạn tạo ra cho họ, không phải với doanh nghiệp.

Một ví dụ điển hình của việc xây dựng niềm tin mạnh mẽ cho khách hàng chính là Nike. Theo như khách hàng của Nike, họ không chỉ sản xuất giày mà còn tạo ra những sản phẩm để tiên phong sức mạnh của thể thao.

Nhờ việc gây dựng niềm tin mang tin lan tỏa mạnh mẽ như vậy, khách hàng của Nike đã và đang vô cùng trung thành với thương hiệu này. Trên thực tế, khách hàng của họ không ngại chi tiêu “định kỳ” cho hãng, một phần vì niềm tin mà doanh nghiệp đã tạo nên.

 

Tận dụng đối tượng khán giả

Theo Rakuten, Affiliate marketing (Tiếp thị liên kết) chiếm 7,5% tổng chi tiêu kỹ thuật số giữa các nhà bán lẻ. Cũng theo dữ liệu của họ, 81$ các thương hiệu và 84% các nhà phân phối tận dụng sức mạnh của loại hình affiliate, số liệu này sẽ còn tiếp tục tăng khi chi tiêu tiếp thị liên kết tăng lên hàng năm tại Hoa Kỳ.

Xem thêm >>> Bí quyết tiếp cận hàng ngàn khách hàng với chi phí 0 đồng

Lý do vì sao? 

Dù sản phẩm của bạn tốt đến đâu, dịch vụ của bạn chất lượng như thế nào nhưng nếu mọi người không nhắc đến bạn thì khó có thể bán được hàng gia tăng doanh số. Bạn cần phải tạo ra những chiến thuật giúp tăng nhận thức về doanh nghiệp, mọi người phải bàn tán và nói về sản phẩm bạn bán, về doanh nghiệp của bạn.

Tips: Bạn hoàn toàn có thể thuê KOL để quảng bá cho thương hiệu của mình một cách khéo léo trên mạng xã hội. Ví dụ như hãng đồ tập thể thao Gymshark dưới đây, họ trả tiền cho KOL mặc đồ tập của họ và tag tên thương hiệu, vậy là có một lượng traffic lớn đổ vào cửa hàng. Thật đơn giản đúng không nào?

Vì sao hình thức Affiliate đang trở nên phổ biến?

 

Tạo mối quan hệ cộng sinh

Hợp tác đôi bên cùng có lợi. Một bên bán hàng, một bên tiếp thị đem traffic về cho bên bán. Tuy nhiên, để áp dụng hình thức này thì bạn cũng cần nghiên cứu về các số liệu liên quan. Ví dụ, số lượng người theo dõi, nhóm đó bao gồm những đối tượng nào, sở thích và hành vi là gì?

 

Gia tăng khách hàng tiềm năng

Nghiên cứu của Rakuten đã chỉ ra rằng 38% các “marketer” gọi Tiếp thị liên kết là một trong những phương thức thu hút khách hàng hàng đầu.

Ví dụ bạn đang chạy hai chương trình affiliate với 2 influencer, mỗi influencer có khoảng hơn 100 nghìn lượt theo dõi trên mạng xã hội và khoảng hơn 1000 bình luận mỗi bài viết. Như vậy là bạn có khoảng gần 2000 bình luận đang nói về doanh nghiệp hoặc sản phẩm của bạn. 

Xem thêm >>> Bí quyết tiếp cận hàng ngàn khách hàng với chi phí 0 đồng

 

Đưa ra những trải nghiệm

Nói một cách chính xác, khách hàng không chỉ muốn sản phẩm của bạn mà còn muốn những trải nghiệm tốt khi mua hàng từ bạn. Từ việc đặt hàng cho đến lúc sử dụng sản phẩm, khách hàng nào cũng muốn là một phần quan trọng.

Ví dụ: Khi bạn đã từng sở hữu một sản phẩm của Apple, bạn sẽ biết cảm giác khi mở hộp thực sự hoàn hảo như thế nào.

Thực tế, trải nghiệm khách hàng ảnh hưởng rất nhiều đến sự trung thành.

88% người tiêu dùng đánh giá trải nghiệm khách hàng của một công ty là “rất tốt” có khả năng giới thiệu công ty đó. Ngược lại với 15% những người khác đánh giá trải nghiệm khách hàng của công ty là “rất kém”. – Theo khảo sát của Temkin group

Tips để đưa ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng?

 

1, Gói hàng

Điều đầu tiên khách hàng trải nghiệm khi nhận được sản phẩm chính là gói sản phẩm. Khi cách gói hàng của bạn đặc biệt, bạn sẽ tạo khác biệt lớn với đối thủ.

Thứ hai, điều này tạo ra bản sắc thương hiệu của bạn, nhắc nhở khách hàng về giá trị mà bạn đang đưa ra thị trường.

 

2, Tạo mùi hương khác biệt

Thực tế cho biết, khứu giác là giác quan mạnh nhất trong 5 giác quan sinh học. Theo nghiên cứu, 75% các cảm xúc được tạo ra mỗi ngày là do mùi hương và vì điều này, chúng ta có khả năng nhớ được thứ gì đó nhiều hơn nhờ việc ngửi hơn là những gì chúng ta được nhìn thấy, nghe hoặc chạm vào.

Theo đó, hiển nhiên rằng một mùi hương tốt sẽ có thể biến tâm trạng “từ xấu thành tốt” ngay lập tức.

Đây thực sự là một chiến thuật bạn cần làm để đưa ra cho khách hàng trải nghiệm tốt khi nhận được gói hàng của bạn. Nếu bạn mang đến cho khách hàng những ký ức tốt đẹp, họ sẽ sẵn sàng “rút hầu bao” để được tận hưởng thêm nhiều lần khác nữa.

 

3, Đừng quên “thư cảm ơn”

Nói theo một cách khác, tiếp thị truyền miệng là cách tốt nhất để tạo ra doanh số bán hàng hiệu quả. Và lời cảm ơn chính là một trong số những cách để marketing.

Vì sao? Lời cảm ơn gợi lên cảm xúc thúc đẩy cảm xúc và khiến khách hàng cảm thấy được trân trọng. Khách hàng hiện nay có thể nói là vô cùng khó tính. Một câu cảm ơn là phép lịch sự tối thiểu nhưng khách hàng sẽ cảm thấy được tôn trọng tuyệt đối khi được nhận một lời cảm ơn.

 

Khảo sát

Để hiểu rõ nhất về doanh nghiệp và việc kinh doanh của doanh nghiệp, khảo sát chính là sự lựa chọn hàng đầu. Từ chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ của nhân viên hay các chính sách đổi trả đã hợp lý hay chưa… bạn hoàn toàn có thể thu thập được dữ liệu nhờ khảo sát.

Làm thế nào để tạo ra một bản khảo sát chất lượng?

 

1, Đơn giản và trực tiếp

Một cuộc khảo sát được cho là “bài tập” tự nguyện mà khách hàng hoặc nhân viên chọn tham gia để giúp chủ doanh nghiệp xác định được tình trạng của doanh nghiệp. Vì vậy, bản khảo sát này không nên là một nhiệm vụ mà hãy biến nó trở nên đơn giản, rõ ràng với những câu hỏi dễ, thậm chí là vui vẻ.

 

2, Ngắn gọn, cụ thể và súc tích

Một câu hỏi chung chung sẽ rất khó để trả lời. Bạn nên đưa ra những câu hỏi thẳng vào vấn đề vì những câu hỏi chung chung sẽ cho ra những kết quả không đúng với bản chất và câu trả lời bạn muốn nhận được.

 

3, Đưa ra nhiều lựa chọn

Ví dụ: Bạn hỏi một người rằng thích màu sắc nào nhất trong các màu: Trắng, đen, đỏ, vàng, xanh dương. Tuy nhiên người được hỏi lại thích màu xám. Chắc chắn họ sẽ không vui với bản khảo sát thiếu sự lựa chọn mà họ đã có trong đầu.

Tips: Bạn nên cho sự lựa chọn “Khác” hoặc “Không trả lời” để cho người được khảo sát có thể thêm lựa chọn mà họ mong muốn. 

 

Tùy chọn trả góp thông minh

Một trở ngại lớn cho khách hàng mua hàng online là không có đủ tiền để mua tất cả những gì họ muốn cùng một lúc. Khách hàng có thể thấy một sản phẩm cụ thể mà họ quan tâm để mua hoặc một loạt các sản phẩm nhưng bị giới hạn bởi tài chính.

Giải pháp: Trả góp với lãi 0 đồng

“90% người mua sắm nói rằng họ hài lòng với trải nghiệm mua hàng trả góp”

Ví dụ: Kylie Cosmetics gần đây đã hợp tác với AfterPay (bên thứ 3 hỗ trợ khách hàng trong việc trả góp) đã cho thấy sự gia tăng đột biến về doanh thu. 

Theo đó, Afterpay không tính bất kỳ khoản phí nào khác nếu khách hàng thanh toán đúng hạn. Khách hàng chỉ cần trả tiền cho việc mua hàng hai tuần một lần. 

 

Chính sách vận chuyển

Theo khảo sát người mua hàng online của UPS, 68% người mua sắm xem chính sách vận chuyển trước khi họ thực hiện thanh toán. Lý do vì sẽ không ít hoặc nhiều rủi ro xảy ra trên đường vận chuyển sản phẩm từ nhà cung cấp đến tay khách hàng.

Làm thế nào để thiết lập trang chính sách vận chuyển?

Bạn có thể tham khảo những mục sau cho trang chính sách vận chuyển của mình:

  • Theo dõi vận chuyển
  • Tùy chọn vận chuyển và thời gian giao hàng
  • Chính sách hoàn & trả tiền
  • Hải quan và vận chuyển quốc tế có sẵn
  • Hàng bị mất hoặc bị hư hỏng

 

Hoàn trả dễ dàng

Chính sách bồi hoàn cũng là một phần tất yếu trong việc bán hàng của các doanh nghiệp và nhà bán lẻ.

 

Tự động hóa quy trình

Đa số tất cả mọi người tìm đến mua sắm online vì sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn lực.

Ví dụ: Một người từ Hà Nội không thể lái xe vào tận Đà Nẵng để mua hàng, chính vì vậy họ cũng không thể lái xe để trả lại món hàng. Phương thức hoàn trả tự động sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

 

Khách hàng phải biết về chính sách hoàn trả

Chính sách hoàn trả cần phải được gửi đến khách hàng ngay trước khi họ thực hiện thanh toán. Bạn có thể gửi email, gắn link vào bất kỳ bài viết nào để khách có thể hiểu rõ quy trình. Chắc chắn khi được nhận những thông tin này, bất kỳ khách hàng nào cũng cảm thấy doanh nghiệp của bạn minh bạch và thoải mái với điều đó.

 

Thời gian hoàn trả

Rất nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm trong chính sách hoàn trả như “Thời gian tiếp nhận hoàn trong vòng 3-7 ngày sau khi khách hàng nhận được hàng”. Cách giải quyết ở đây là để thời gian hoàn trả tăng lên, giúp khách hàng có thêm thời gian để trả lại hàng về phía nhà cung cấp.

 

Giữ chân khách hàng

Ngày nay, email marketing không chỉ là gửi một văn bản xin lỗi hay cảm ơn đến khách hàng. Có nhiều doanh nghiệp thuê cả những đơn vị chỉ để đánh giá mức độ hiệu quả của việc gửi email marketing.

Theo CMO của Adobe, chỉ 39% các nhà bán lẻ gửi đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa qua email.

Tại sao các nhà bán hàng nên tập trung vào cá nhân hóa?

  • Cải thiện trải nghiệm của khách hàng
  • Duy trì khách hàng hiện tại
  • Gia tăng mức độ trung thành đối với thương hiệu

Theo Smallbizgenius, 77% các doanh nghiệp vượt mức mục tiêu lợi nhuận trong năm 2018 đã thực hiện các chiến dịch cá nhân hóa đối với khách hàng.

 

Kết luận

Trên đây là 10 tips Netsale đưa ra giúp người bán có thể áp dụng vào việc kinh doanh hiệu quả. Hy vọng các nhà bán hàng sẽ có thể tự áp dụng những điều trên cho doanh nghiệp của mình vận hành một cách tối ưu và hiệu quả nhất.

Netsale tin rằng là đơn vị hàng đầu luôn hỗ trợ người kinh doanh từ thời điểm mới bắt đầu. Bên cạnh đó, Netsale luôn đưa ra những danh sách sản phẩm tiềm năng mới, những hướng dẫn cho nhà kinh doanh để giúp họ có thể gia tăng lợi nhuận từ việc bán hàng.

Nguồn tham khảo: Relevon

Nhận Ebook Facebook Marketing Du Kích Tuyệt Đỉnh – Nguyễn Huỳnh Giao – BÍ QUYẾT TIẾP CẬN HÀNG NGÀN KHÁCH HÀNG ONLINE VỚI CHI PHÍ 0 ĐỒNG tại đây

BÍ QUYẾT MARKETING 0 ĐỒNG TẠO DOANH SỐ 1,3 TỈ TỪ QUẦN ÁO TRẺ EM


Xem thêm >>> Bí quyết tiếp cận hàng ngàn khách hàng với chi phí 0 đồng